Lắp đặt thiết bị điện công nghiệp và lắp đặt thiết bị tự động hóa là một công việc không thể thiếu trong bất cứ dự án xây lắp nhà máy sản xuất, nhà máy công nghiệp, dây truyền công nghiệp, nhà xưởng. Trong các dự án, lắp đặt thiết bị điện công nghiệp và lắp đặt thiết bị tự động hóa yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình an toàn lao động, phối hợp chặt trẽ với tiến độ công trường, quy trình lắp đặt, quy trình kiểm tra/thử nghiệm, quy trình nghiệm thu, quy trình chạy thử, quy trình đưa vào vận hành, tiến độ đúng thời hạn và chất lượng cũng như thẩm mỹ.
Lắp đặt thiết bị điện công nghiệp bao gồm:
Lắp đặt tủ điện, tủ điện điều khiển động cơ, tủ điện máy bơm, bộ lưu điện ups
Lắp đặt thiết bị điện như: đi / kéo dây cáp điện, đấu nối cáp điện đầu vào tủ điện và đầu ra tủ điện.
Lắp đặt đèn, ánh sáng, hộp điện,…
Kiểm tra cách điện, kiểm tra thông mạch, chạy thử, nghiệm thu,…
Lắp đặt thiết bị tự động hóa bao gồm:
Lắp đặt thiết bị đo lường như: đo nhiệt độ, đo mức, đo áp suất, đo lưu lượng,… của các hãng abb, emerson, yokogawa, endress hauser, ge, honeywell,…
Lắp đặt van điều khiển, motor, bơm, các thiết bị chấp hành,…. Của các hãng như massoneilan, emerson, rotok,…
Lắp đặt hệ thống điều khiển trung tâm, các trạm điều khiển tại chỗ,… của các hãng như siemens, yokogawa, emerson, kongsberg, rockwell automation,…
Lắp đặt hệ thống thông tin, máy tính làm việc, máy tính điều khiển, hệ thống mạng truyền thông, camera giám sát…
Kiểm tra dây điều khiển, loop check, chạy thử, căn chỉnh, nghiệm thu,…
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị công nghiệp
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị công nghiệp truyền thống quan tâm đến duy trì hoặc phục hồi khả năng làm việc của máy móc thiết bị vào bất cứ thời điểm nào, không xét đến yếu tố chi phí và độc lập với sản xuất. Trong khi đó, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị công nghiệp hiện nay phải tính tới độ sẵn sàng, trạng thái và chất lượng của thiết bị trong mối quan hệ giữa chi phí bảo dưỡng, sửa chữa với chi phí vận hành và kế hoạch sản xuất.
Nói cách khác, bộ phận bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị công nghiệp truyền thống phải trả lời câu hỏi:
– Làm thế nào để khắc phục nhanh nhất các sự cố bảo đảm thiết bị luôn sẵn sàng hoạt động?
Còn bộ phận thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị công nghiệp hiện nay phải trả lời các câu hỏi:
– Làm thế nào để thiết bị sẵn sàng hoạt động vào lúc cần thiết?
– Với chi phí quản lý, vận hành, sửa chữa thấp nhất?
– Nguyên nhân nào làm hỏng thiết bị; các giải pháp để giám sát, chủ động khắc phục các nguyên nhân này liên quan đến cách vận hành và khai thác thiết bị?
Mục tiêu của công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị công nghiệp hệ thống sản xuất là giám sát, đưa các các biện pháp giảm thiểu các hư hỏng, sự cố, chủ động khắc phục theo kế hoạch các nguyên nhân có thể gây ra hỏng hóc, sự cố và qua đó tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Nhiệm vụ chính của công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị công nghiệp là ngăn chặn các rủi ro phải dừng sản xuất do không kiểm soát được hệ thống.
Các hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị công nghiệp tác động đến những tài sản quan trọng của nhà máy và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của các nhà máy trong thị trường phát cung cấp hàng hóa cạnh tranh. Công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị công nghiệp ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất, sản lượng cung cấp hàng hóa, giá thành, chất lượng sản phẩm, thời gian huy động thiết bị và tiến độ khắc phục các khiếm khuyết, các nguyên nhân nguy cơ gây ra hỏng hóc, sự cố.